Thánh Tản Viên thờ ở đâu mà thu hút nhiều du khách đến thăm?
Đền Trung

Khi đến Ba Vì bạn có thể tham quan rất nhiều di tích, địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng thu hút nhiều du khách hàng năm. Trong đó khu di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh núi Ba Vì được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia gồm ba ngôi đền: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ là địa điểm nổi tiếng nhất. Nếu bạn đang thắc mắc thánh Tản Viên thờ ở đâu thì nhất định phải đến Ba Vì để trải nghiệm nhé.

Đền thượng

1. Thánh Tản Viên thờ ở đâu?

Khu di tích gồm 3 đền chính: Thượng, Trung và Hạ tọa lạc quanh vùng núi Tản, nằm trên địa bàn hai xã Minh Quang và Ba Vì, thờ Đức Thánh Tản Sơn Tinh – vị thần đứng đầu trong bốn vị thần “bất tử” trong dân gian của người Việt và hai người em là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công). Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Tản là ngôi đền có lối kiến trúc độc đáo gồm ba gian, hai chái, một nửa mái sau đền là vách đá.

Đền thờ thánh Tản Viên

Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi Ba Vì cũng không rõ năm xây dựng có kiến trúc kiểu chữ Tam, phỏng theo quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Đền Hạ hay còn gọi là Tây Cung hay Đền Năm dân, tọa lạc ở một bãi đất bằng phẳng dưới chân núi Tản ven bờ sông Đà thuộc địa phận tổng Thủ Pháp xưa, nay là xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Đền Trung

2. Tương tuyền về đền thờ thánh Tản Viên ở Ba Vì

Theo sử sách ghi lại thì truyền thuyết về thần Sơn Tinh và việc thờ thần đã có từ rất lâu đời được truyền tụng cho đến tận đời nay. Trong ghi chép có ghi rõ ngài từng đi du ngoạn ở sông Tiểu Tích để xem đánh cá, qua thôn ấp nào cũng dựng điện gác làm chỗ nghỉ ngơi. Chính vì lẽ đó mà người đời sau lấy đó làm nơi để dựng đền thờ phụng để ghi nhớ công lao cũng như ghi dấu di tích mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của dân tộc.

đền thờ thành tản việt

Có rất nhiều sự tích, truyền thuyết xoay quanh nơi thờ tụng thánh Tản Viên do nhân dân truyền qua nhiều đời. Tất cả đều kể lại công lao của ngài trong việc truyền dạy cho nhân dân cách lao động, sản xuất sinh hoạt. Thần dạy dân săn bắn, chỉ cho cách làm hầm gài tên, căng lưới để vây các loại thú. Sơn Tinh đã dạy cho dân chúng võ nghệ, cả phép đánh dưới nước và đánh trên bờ. Thế nên để tưởng nhớ Sơn Tinh, vùng Ba Vì có tục bơi thuyền rước quân, đấu vật và mở hội Chém May.

3. Lễ hội tại khu di tích đền thờ Thánh Tản Viên

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là hoạt động tâm linh, vui chơi đầu xuân thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Giống như các đền thờ khác khi vào lễ hội, đều có hoạt động là lễ tế, lễ rước thánh của nhân dân trong vùng và du khách thập phương đổ về. Vào ngày mùng 6 tháng 11 âm lịch hàng năm, huyện Ba Vì tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm ngày hóa của Đức Thánh Tản Viên nhằm ghi ơn công đức của ngài. Đây còn là hoạt động ý nghĩa  nhằm giáo dục lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ trẻ sau này.

Ngoài ra, phần hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc cũng được người dân và du khách mong đợi khí đến lễ hội tại đây. Hàng nghìn người dân đổ về khu đất sân đền Hạ tham gia các rất nhiều trò chơi và các hoạt động thể thao như kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, đẩy gậy, leo núi, cờ tướng, chọi gà, bóng chuyền nam, ném còn,…

Các hoạt động văn hóa, tâm linh ý nghĩa tại nơi đền thờ thánh Tản Viên ở Ba Vì rất đáng để bạn cùng gia đình hay bạn bè trải nghiệm trong dịp đầu xuân năm mới này.